Làn sóng biểu tình đầu tiên Biểu tình bài Nhật tại Trung Quốc năm 2012

Biểu tình bài Nhật tại Nam Kinh ngày 16 tháng 9 năm 2012, quay tại đường Trung Dương.Những người biểu tình đốt quốc kỳ Nhật Bản trước Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại Hồng KôngMột cuộc diễu hành được dẫn đầu bởi Ủy ban hành động bảo vệ quần đảo Điếu Ngư Hồng Kông, một trong những tổ chức biểu tình chính vào ngày 16 tháng 9 năm 2012.Biểu tình bài Nhật trước Đại sứ quán Nhật Bản tại Bắc Kinh ngày 18 tháng 9. Hàng chữ trung tâm viết "1,3 tỷ người Trung Quốc đập tan Tiểu Nhật Bản [13亿中国人踏平小日本]".[14]Một nhãn dán trên ô tô cho các hoạt động biểu lộ tâm lý bài Nhật 「哪怕华夏遍地坟,也要杀光日本人」(Ngay cả khi mộ của Trung Quốc ở khắp nơi, phải giết người Nhật), 「宁可大陆不长草,也要收复钓鱼岛」(Thà không có cỏ ở đại lục, phải đoạt lại Điếu Ngư)và các khẩu hiệu cực đoan khác được nêu ra.

Sau khi Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản bắt giữ các nhà hoạt động Hồng Kông, cư dân mạng Trung Quốc kêu gọi một cuộc biểu tình toàn quốc phản đối Nhật Bản vào ngày 19 tháng 8 năm 2012.[15][16][17] Tại Bắc Kinh, người dân Trung Quốc bắt đầu phản đối trước Đại sứ quán Nhật Bản vào ngày 15 tháng 8. Vào buổi sáng ngày 19 tháng 8, một đám đông đã tập trung và cầm các áp phích có các cụm từ như 'trả lại quần đảo Điếu Ngư' và 'Nhật Bản phải nhận tội' để phản đối.[17] Yomiuri Shimbun thống kê các cuộc biểu tình bài Nhật theo lời kêu gọi trên internet lan rộng ra 25 thành phố tại Trung Quốc như Thượng Hải, Tây An, Thường Châu, Bắc Kinh, Hàng Châu, Vũ Hán.[18]

Tại Thâm Quyến, những người biểu tình tuần hành xuống đường hô vang các khẩu hiệu như 'bảo vệ quần đảo Điếu Ngư' và 'đập tan chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản', kêu gọi tẩy chay hàng hóa Nhật Bản và yêu cầu chính phủ Trung Quốc chiếm lại quần đảo Senkaku.[19][20] Trong các cuộc biểu tình, nhiều người biểu tình xé quốc kỳ Nhật Bản và đập phá các ô tô nhãn hiệu Nhật Bản,[21] phá hoại các cửa hàng bán hàng hóa Nhật Bản,[22] ném đá vào một cửa hàng ramen.[23] Các cuộc biểu tình kéo dài đến khoảng hai giờ chiều.[24] Theo Tinh Đảo nhật báo, chính phủ Trung Quốc đã điều động một số lượng lớn Vũ cảnh để kêu gọi chấm dứt các cuộc biểu tình bạo lực, bắt đầu xua đuổi những người biểu tình và bắt giữ một số người biểu tình phản ứng quá khích.[25]

Biểu tình bài Nhật đôi khi bị những người biểu tình lợi dụng nhằm chỉ trích chính phủ Trung Quốc. Những cuộc biểu tình như vậy bao gồm diễu hành với áp phích cố lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông - nhân vật dường như quyết đoán hơn trong các vấn đề chủ quyền so với các lãnh đạo hiện tại; cũng như những dấu hiệu về tham nhũng, an toàn thực phẩm, bất bình đẳng kinh tế.[26] Những người ủng hộ nhà lãnh đạo chống tư bản bị cách chức Bạc Hy Lai cũng xuất hiện trong các cuộc biểu tình.[27]

Các cuộc biểu tình với cường độ khác nhau tại các thành phố như Tế Nam, Thanh Đảo, Thiên Tân, Trùng Khánh, Quảng Châu, Thái Nguyên, Thẩm Dương, Trường Xuân, Cáp Nhĩ Tân, Thành Đô, Trịnh Châu, Trường Sa, Quý Dương, Lâm Nghi, Hàng Châu, Tô Châu, Truy Bác, Tế Ninh, Trường Sa; các sĩ quan cảnh sát duy trì trật tự tại các địa điểm hiện trường để ngăn chặn các sự cố bạo lực.[17][18] Ngày 17 tháng 8, chính phủ Nhật Bản trục xuất 14 nhà hoạt động Trung Quốc đại lụcĐài Loan sau khi nhóm nhà hoạt động này đổ bộ vào một đảo tranh chấp, cắm quốc kỳ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoaquốc kỳ Trung Hoa Dân quốc; 10 nhà hoạt động Nhật Bản trong tổng số 150 người vào ngày 19 tháng 8 đã đổ bộ lên các đảo thuộc quần đảo Senkaku và cắm quốc kỳ Nhật Bản để tưởng niệm các vụ chìm tàu giai đoạn kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai.[11][28][29] Ngày 25 tháng 8 tại Nhật Chiếu thuộc Sơn Đông, hơn 1.000 người biểu tình bài Nhật tuyên bố quần đảo Senkaku thuộc lãnh thổ Trung Quốc và một số người biểu tình tấn công các nhà hàng Nhật Bản, văn phòng đối ngoại Nhật Chiếu hạn chế quyền tiếp cận hiện trường của Kyodo News vì không thể đảm bảo an toàn cá nhân cho người Nhật.[30] Ngày 26 tháng 8, khoảng 200 người biểu tình bài Nhật tại Đông Hoản thuộc Quảng Đông với tuyên bố 'quần đảo Senkaku thuộc lãnh thổ Trung Quốc' đã đụng độ với vài trăm cảnh sát, quốc kỳ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa bị thu giữ và một số người đã bị bắt giữ.[31][32] Hơn 1.000 người biểu tình tại Chư Kỵ, biểu tình bài Nhật cũng diễn ra tại Hoài BắcDương Tuyền.[31] Cuộc biểu tình khác xảy ra tại Nam Sung thuộc Tứ Xuyên, chính quyền Hải Khẩu thông báo 'cấm ô tô nhãn hiệu Nhật Bản xâm nhập vào khu vực tập trung người biểu tình bài Nhật.[32] Hàng nghìn người biểu tình tại Hải Khẩu tập trung tại quảng trường Ngọc Trai hô to khẩu hiệu 'trả lại Điếu Ngư' và hát các bài hát yêu nước, đám đông diễu hành qua quảng trường Nam Á và trung tâm thương mại quốc tế Hải Khẩu trong hai giờ, cảnh sát mở đường và không can thiệp vào đám đông biểu tình.[31] Ngày 27 tháng 8, quốc kỳ Nhật Bản trên ô tô Đại sứ Nhật Bản tại Trung Quốc bị mất cắp.[33]

Phản ứng

Trung Quốc

Ngày 19 tháng 8, Bộ Ngoại giao Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa phản đối mạnh mẽ với Đại sứ Nhật Bản tại Trung Quốc. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tần Cương phát biểu liên quan đến sự kiện đổ bộ của các nhà hoạt động Nhật Bản lên quần đảo tranh chấp, cho rằng hành động phi pháp đó là một sự vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Trung QuốcNhật Bản nên xử lý các hành động hiện tại một cách thích hợp để tránh bất đồng quan hệ song phương.[34]

Chỉ một ngày sau, chính quyền tỉnh Phúc Kiến quyết định dừng các hoạt động kỷ niệm được tổ chức với tỉnh Okinawa của Nhật Bản dự kiến trước đó vào ngày 4 tháng 9, trích dẫn bối cảnh không phù hợp hiện tại dành cho các lễ kỷ niệm như vậy ở Trung Quốc.[35] Cùng ngày, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Phó Oánh khi nói chuyện qua điện thoại với Đại sứ Nhật Bản tại Trung Quốc Niwa Uichiro đã kêu gọi Nhật Bản dừng các hành động làm tổn hại chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc, kêu gọi Nhật Bản xử lý hiệu quả các vấn đề hiện tại và tránh làm gián đoạn nghiêm trọng quan hệ song phương.[36]

Nhật Bản

Ngày 19 tháng 8, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Sasae Kenichirō phát biểu rằng các cuộc biểu tình do Trung Quốc thực hiện là 'không thể chấp nhận được' và rất đáng tiếc về các cuộc biểu tình bài Nhật tại Trung Quốc.[37] Cố vấn đặc biệt về các vấn đề đối ngoại và quốc phòng của thủ tướng Nhật BảnNagashima Akihisa nói rằng chính phủ Nhật Bản cần xem xét sử dụng Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản thông qua việc “sửa luật và các biện pháp khác”, đồng thời đề xuất đưa ra các hình phạt nghiêm khắc hơn đối với những người Trung Quốc thâm nhập vào lãnh thổ Nhật Bản.[38]

Gần như ngay lập tức, ngày 20 tháng 8, Đại sứ Nhật Bản tại Trung Quốc Niwa Uichiro khi nói chuyện qua điện thoại với Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Phó Oánh cho rằng các cuộc biểu tình là hoàn toàn không thể chấp nhận được, đồng thời phản đối các ngư dân Hồng Kông trước đó đã đổ bộ lên một hòn đảo và yêu cầu Trung Quốc làm hết sức để ngăn chặn các sự cố tương tự xảy ra lần nữa, nhấn mạnh quần đảo Senkaku là lãnh thổ vốn có của Nhật Bản và nằm dưới sự kiểm soát hữu hiệu của Nhật Bản.[36] 10 người trong số 150 nhà hoạt động Nhật Bản đổ bộ lên các đảo đang tranh chấp đã vi phạm 'luật tội phạm nhẹ' và bị cảnh sát Okinawa phạt 'viết bản tường trình' rồi được thả tự do.[39][40] Nhóm trước đó đã nộp đơn xin chính phủ Nhật Bản cho phép đổ bộ lên quần đảo Senkaku để bày tỏ lòng tôn kính với những người chết trong các vụ đắm tàu Nhật Bản giai đoạn chiến tranh thế giới thứ hai, chính phủ Nhật Bản đã từ chối và cảnh báo trừng phạt nếu vi phạm lệnh cấm.[36] Cùng ngày, Chánh Văn phòng Nội các Fujimura Osamu nói trong một cuộc họp báo rằng 'Cả hai quốc gia đều không muốn vấn đề quần đảo Senkaku ảnh hưởng đến toàn bộ quan hệ song phương. Quan hệ Nhật Bản–Trung Quốc là một trong những mối quan hệ song phương quan trọng nhất đối với Nhật Bản, nó cần thiết đối với sự ổn định và thịnh vượng của khu vực châu Á-Thái Bình Dương mà Trung Quốc đóng một vai trò xây dựng'.[41] Ngay sau đó, đảng Dân chủ cầm quyền đề xuất với chính phủ Nhật Bản thực hiện các hành động thích hợp nhằm ngăn chặn những sự cố tái diễn của các nhà hoạt động người Trung Quốc.[42]

Bình luận truyền thông

Truyền thôngPhản ứng
Trung QuốcNhật báo Thanh niên Trung Quốc bình luận rằng các cuộc biểu tình xảy ra là một kết quả của thái độ và hành động sai trái từ phía Nhật Bản, điều này đã "làm tổn thương cảm xúc của người Trung Quốc". Việc tẩy chay các sản phẩm Nhật Bản là một quan điểm sắc bén để "thể hiện phẩm giá bất khả xâm phạm rõ ràng của người Trung Quốc", lên án các trường hợp cá biệt bạo lực và phá hoại.[43] Tinh Đảo nhật báo dẫn lại lời bình luận trên Sina Weibo trong một báo cáo liên quan nói rằng 'chính phủ Trung Quốc là như thế, quá yếu nhược và người dân tự phát tổ chức biểu tình bài Nhật sẽ bị ngăn lại'.[25]
Quốc tếPhóng viên BBC tại Bắc Kinh Martin Patience tuyên bố rằng các cuộc biểu tình 'hầu như chắc chắn được khuyến khích bởi chính phủ Trung Quốc' và chính phủ Trung Quốc thường xuyên sử dụng tâm lý bài Nhật ở Trung Quốc để 'làm chệch hướng chỉ trích quyền lực của họ' trong quá khứ.[44] Reuters nhận xét rằng các cuộc biểu tình bài Nhật 'phản ánh những ký ức cay đắng của người Trung Quốc về sự chiếm đóng của Đế quốc Nhật Bản trên phần lớn Trung Quốc trong thập niên 1930 và thập niên 1940'.[41] International Business Times cho rằng những nỗ lực giảm bớt chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc của đảng Cộng sản Trung Quốc cầm quyền nhằm tránh những bài học quá khứ khi biểu tình bài Nhật chuyển sang chống chính phủ.[45] CNN nhận định 'cả hai quốc gia sẽ được hưởng lợi từ việc giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng, Trung Quốc đối mặt với sự thay đổi nhà lãnh đạo vào cuối năm trong khi Nhật Bản đối mặt với các cuộc chiến lãnh thổ riêng lẻ với SeoulMoskva'.[46]

VOA dẫn lời nhà nghiên cứu chính trị Trần Phá Không: 'Điều này phản ánh tình trạng tiến thoái lưỡng nan của chính phủ Trung Quốc. Mặt khác, chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc có thể được sử dụng làm chủ nghĩa yêu nước. Sau khi Mao Trạch Đông chết, chủ nghĩa yêu nước trở thành hệ tư tưởng duy nhất của đảng Cộng sản Trung Quốc. Ưu thế của chủ nghĩa dân tộc cường điệu là có thể tạo sự đồng thuận trong quốc gia, lá bài ngoại giao có thể trao đổi và gây áp lực lên các quốc gia khác. Nhưng nếu chủ nghĩa dân tộc cực đoan, mũi giáo của người dân có thể nhắm đến chính phủ'.[31] Đài Á Châu Tự Do dẫn lời chuyên gia Willy Wo-Lap Lam: 'Họ đang sử dụng lá bài quần chúng để gây sức ép với Nhật Bản. Giới lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc nhận ra chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc là con dao hai lưỡi. Nếu họ nhận thấy có khả năng biểu tình leo thang, họ sẽ ra dấu hiệu chấm dứt biểu tình'. Đài phát thanh này bình luận 'việc xây dựng quốc phòng nhanh chóng của Trung Quốc dựa trên nền tảng kinh tế đang tăng trưởng nhanh đã dẫn đến những lo ngại rằng Trung Quốc có thể giải phóng sức mạnh quân sự để đóng dấu các yêu sách lãnh thổ của họ'.[38][47] Kotaku dẫn lại các bình luận mỉa mai của cư dân mạng Nhật Bản chỉ ra những người biểu tình bài Nhật tại Trung Quốc kêu gọi tẩy chay hàng hóa Nhật Bản nhưng vẫn sử dụng máy ảnh Nhật Bản (Nikkon, Canon) và văn hóa đại chúng Nhật Bản tại Trung Quốc không bị tẩy chay.[48]

Cơ quan nghiên cứu Stratfor cảm thấy thú vị khi 'không giống như nhận thức của người nước ngoài về việc Bắc Kinh đang trở nên quyết đoán hơn, người Trung Quốc đã chỉ trích chính phủ Trung Quốc không có khả năng bảo vệ công dân và lãnh thổ. Trong vòng xoáy biểu tình bài Nhật hiện tại, các khẩu hiệu và biểu ngữ đã đổ lỗi cho chính phủ Trung Quốc không hành động bảo vệ các nhà hoạt động bị bắt. Tương tự, người dùng internet Trung Quốc đã hỏi tại sao Bắc Kinh không đáp trả quân sự trong các tranh chấp lãnh thổ với các quốc gia có yêu sách nhỏ hơn như PhilippinesViệt Nam. Một số kêu gọi từ bỏ chính sách của lãnh đạo quá cố Đặng Tiểu Bình về việc bỏ qua các tranh chấp lãnh thổ'.[49] The Atlantic đưa ra kết quả của câu hỏi 'nếu con bạn sinh tại Điếu Ngư, bạn muốn chọn quốc tịch nào?' đăng trên Sina Weibo với 20.000 người bình chọn: khoảng 40% chọn Đài Loan, khoảng 25% chọn Hồng Kông, khoảng 20% chọn Nhật Bản, khoảng 15% chọn Trung Quốc đại lục; The Atlantic cho rằng khảo sát 'dường như mâu thuẫn với các cuộc biểu tình bài Nhật lan rộng tại Trung Quốc, làm suy yếu nỗ lực của chính phủ Trung Quốc trong việc khơi dậy chủ nghĩa yêu nước và có thể gây bối rối cho các nhà quan sát nước ngoài khi người Trung Quốc lựa chọn áp đảo các nơi khác hơn Trung Quốc đại lục'.[50]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Biểu tình bài Nhật tại Trung Quốc năm 2012 http://www.dushi.ca/tor/news/bencandy.php/fid11/lg... http://www.ce.cn/xwzx/gnsz/gdxw/201209/18/t2012091... http://finance.cnr.cn/gundong/201209/t20120919_510... http://usa.chinadaily.com.cn/china/2012-09/17/cont... http://www.chinadaily.com.cn/opinion/2012-09/15/co... http://opinion.people.com.cn/n/2012/0915/c1003-190... http://society.people.com.cn/n/2012/0919/c223276-1... http://world.people.com.cn/n/2012/0820/c1002-18782... http://finance.sina.com.cn/china/20120913/14101312... http://news.sina.com.cn/c/2012-09-28/032125270307....